Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến hàng đầu trong nhóm các bệnh lý hậu môn – trực tràng. Bệnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh, làm xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để nhận biết được mình có đang mắc bệnh trĩ hay không? TS.BS Trịnh Tùng sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ và các triệu chứng điển hình
Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom (theo cách gọi của dân gian), đây là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều.
Theo TS. BS Trịnh Tùng, khi thấy xuất hiện những biểu hiện dưới đây, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng hỗ trợ điều trị kịp thời:
[Tôi có triệu chứng – Giải đáp với bác sĩ chuyên khoa]
- Đại tiện ra máu: Đại tiện ra máu là triệu chứng sớm, phổ biến nhất của bệnh trĩ. Biểu hiện của bệnh là có máu tươi trên phân, dính trên giấy vệ sinh hoặc có tia máu. Mức độ chảy máu tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở mỗi người.
- Đau rát hậu môn: Đau rát khó chịu ở vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện xong. Ngoài ra, hậu môn còn có thể bị ngứa, kích thích hoặc sưng tấy.
- Sa búi trĩ: Búi trĩ gây ra cảm giác căng tức, vướng víu trong hậu môn. Khi sưng to có thể sa ra ngoài khỏi ống hậu môn.
- Viêm, ngứa hậu môn: Hậu môn chảy dịch liên tục, khi đó sẽ gây nên tình trạng viêm ngứa hậu môn.
Có nên tự mua thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hay không?
Với câu hỏi này, TS.BS Trịnh Tùng chia sẻ: “Người bệnh có thể dễ dàng mua được các loại thuốc dạng bôi hoặc đặt ở các nhà thuốc hoặc được bày bán tràn lan trên các trang mạng xã hội. Các loại thuốc đúng là có thể hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng chỉ đối với các trường hợp trĩ mức độ nhẹ, và phải có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Không ít trường hợp bệnh nhân chủ quan, không đến các cơ sở y tế thăm khám mà tự ý mua thuốc về hỗ trợ điều trị tại nhà, đây là hiểm hoạ đối với sức khoẻ của chính người bệnh. Bởi nguy cơ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, tình trạng lạm dụng thuốc và xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng.
Như vậy, khi có những triệu chứng như trên, mọi người phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm liên quan để chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.
Tác hại khôn lường của bệnh trĩ
Bên cạnh những bất cập trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Người mắc bệnh trĩ lâu ngày không thăm khám chữa trị sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Ung thư trực tràng: Nhiều người quan niệm rằng búi trĩ là một dạng u lành tính, tuy nhiên nếu tình trạng bệnh để lâu, kéo dài thì có thể phát triển thành khối u ác tính dẫn đến quá trình hỗ trợ điều trị cũng như chi phí chữa sẽ rất cao, ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe cũng như tính mạng.
- Sa nghẹt búi trĩ nội: Làm cho bệnh nhân đau đớn, khó khăn trong việc đi đại tiện. Sa nghẹt lâu ngày sẽ gây lở loét, viêm nhiễm, nặng hơn nữa là hoại tử diện rộng.
- Sa nghẹt búi trĩ ngoại: Khi các búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn không thể co giãn được, máu khó lưu thông lâu dần bị nhiễm khuẩn, có thể lây lan gây ra tình trạng viêm nhiễm trong ống hậu môn hoặc áp xe hậu môn.
- Nhiễm trùng máu: Khi búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn quá nhiều, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Chúng sẽ qua những điểm tĩnh mạch bị xung huyết hoặc nứt kẽ hậu môn thâm nhập vào hệ tuần hoàn máu, đây là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
- Thiếu máu: Bệnh trĩ có thể gây mất máu do xuất huyết búi trĩ. Cơ thể lúc này không đủ lượng hồng cầu cần thiết rất dễ gây nên tình trạng mệt mỏi, da vàng.
- Tắc mạch: Khi bệnh trở nặng, kích thước búi trĩ to dần, gây ra hiện tượng tắc mạch do xuất hiện các cục máu đông khiến người bệnh khó khăn, đau rát khi đi đại tiện. Hơn thế nữa, khi các cục máu đông bị vỡ sẽ gây sưng, đau, dịch chảy ra sẽ làm lở loét, nhiễm trùng, nặng hơn nữa là hoại tử hậu môn.
- Ảnh hưởng đến sinh lý: Khi mắc trĩ, chắc chắn người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, dẫn tới giảm ham muốn tình dục. Nếu có quan hệ tình dục sẽ không đạt được hưng phấn và khoái cảm như bình thường. Khi mắc trĩ, bệnh nhân còn dễ mất tập trung, dẫn tới xuất tinh sớm ở nam, đối với nữ giới có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Có thể thấy những tác hại mà bệnh trĩ gây ra là vô cùng nghiêm trọng. Người bệnh không nên chủ quan, để bệnh kéo dài dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, mỗi người cũng nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để biết được tình trạng sức khỏe của chính mình.
Quy trình thăm khám bệnh trĩ như thế nào?
Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng 193 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội, khám và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sẽ trải qua 4 quy trình như sau:
- Quy trình 1: Thăm khám sơ bộ
Trước tiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi các câu hỏi liên quan về tình trạng bệnh, các triệu chứng cụ thể của người bệnh như thế nào. Đồng thời, các bác sĩ còn có thể hỏi thăm về tiền sử bệnh lý của người bệnh và thói quen sinh hoạt hằng ngày. - Quy trình 2: Tiến hành thăm khám bệnh trĩ
Sau khi trao đổi và chẩn đoán bệnh sơ bộ, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám hậu môn, làm các xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng và ngại ngùng bởi bác sĩ sẽ tạo cho bạn tâm lý thoải mái nhất, đồng thời làm việc nhanh chóng để bạn không thấy đau hay bất cứ sự bất tiện nào. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ ghi rõ các thông tin về tình trạng bệnh, chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh như thế nào - Quy trình 3: Bắt đầu tiến hành hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Tùy theo tình trạng bệnh trĩ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trĩ phù hợp nhất. Cụ thể đối với bệnh trĩ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT – phương pháp cắt trĩ mới nhất, hỗ trợ điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân và được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng. [Tôi muốn tìm hiểu thêm về phương pháp] - Quy trình 4: Chăm sóc sau điều trị
Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc, vệ sinh hậu môn sau hỗ trợ điều trị để đảm bảo hiệu quả, tránh nhiễm trùng và hạn chế bệnh tái phát. Ngoài ra, bệnh nhân nên quay lại Phòng khám đúng theo lịch hẹn trong sổ khám bệnh để bác sĩ theo dõi kết quả sau hậu phẫu.
Trên đây là những giải đáp cụ thể về “Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ” dưới sự tư vấn của TS.BS Trịnh Tùng. Nếu bạn đọc còn thắc mắc, có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline: 0243.9672.999 hoặc truy cập ngay [Tư vấn trực tuyến], các bác sĩ tại phòng khám luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.